Năm 2013, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) thử nghiệm triển khai công nghệ CAS để lắp đặt kho lạnh bảo quản vải thiều tươi cho kết quả khả quan. Năm 2014, đánh dấu thành tựu của ứng dụng lắp đặt kho lạnh bảo quản vải thiều, lần đầu nước ta đã xuất khẩu 20 tấn vải được xử lý bằng công nghệ CAS sang Nhật Bản, mở ra những thị trường mới cho quả vải và mang lại hy vọng lớn cho nông dân và cả ngành nông nghiệp.
Mô hình kho lạnh bảo quản vải đang dần phát huy hiệu quả
Chúng tôi đến thăm nhà ông Lê Thế Vy, ở thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang, Lục Ngạn (Bắc Giang). Vườn vải nhà ông Vy đã thực hiện trồng theo quy trình VietGAP được ba năm, sản phẩm đáp ứng yêu cầu sạch, an toàn và mẫu mã đẹp. Theo ông Vy, quả vải thực hiện quy trình VietGAP luôn được giá hơn vải bình thường, được thị trường nước ngoài ưa chuộng cho nên hầu hết các vườn vải đều được đặt mua từ trước. Khi thu hoạch, thương lái nước ngoài vào tận vườn thực hiện tại chỗ các công đoạn bảo quản, chuyển lên xe đông lạnh, chủ vườn không phải mang vải đến các điểm cân. Năm nay, có “thương lái” trong nước đến đặt mua tại vườn vải nhà ông Vy và sáu nhà vườn khác nữa ở xã Hồng Giang với số lượng tương đối lớn và giá thành luôn theo mức cao nhất trên thị trường. Họ mua và bảo quản quả vải bằng bằng kho lạnh bảo quản vải sử dụng công nghệ CAS, xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngày 20-6 vừa qua, 20 tấn vải của bảy nhà vườn được chọn đã lên đường sang Nhật Bản và được thị trường này chấp nhận. Việc ứng dụng kho lạnh bảo quản sử dụng công nghệ CAS mở ra triển vọng sản phẩm vải thiều tươi sẽ có cơ hội giảm phụ thuộc vào thị trường truyền thống lâu nay, đồng nghĩa với giá trị sản phẩm sẽ được nâng lên và ổn định hơn.
Công nghệ CAS là sáng chế độc quyền của Tập đoàn ABI (Nhật Bản), được đánh giá là công nghệ tiên tiến, tích cực nhằm đạt được, khống chế và tối ưu hóa các thông số bảo quản hải sản, nông sản và thực phẩm. Bảo đảm sau rã đông (có thể sau nhiều năm tùy từng mặt hàng), sản phẩm sử dụng công nghệ CAS vẫn giữ được độ tươi nguyên như vừa mới thu hoạch, giữ được cấu trúc mô – tế bào, mầu.
Khác biệt của công nghệ CAS với các công nghệ đông lạnh thông thường đó là sự cùng tác động của từ trường và quá trình lạnh đông nhanh đã làm cho nước (nước tự do và nước liên kết) trong tế bào sống đóng băng ở chỉ một số rất ít phân tử. Quá trình này không phá vỡ cấu trúc tế bào và cũng không làm biến tính các hợp chất sinh học (như prô-tít, vi-ta-min). Thử nghiệm tại Việt Nam đối với một số loại nông sản như quả dưa vàng, xoài, gạo và vải thiều cho thấy công nghệ CAS bảo đảm yêu cầu chất lượng sản phẩm đúng các thông số kỹ thuật đặt ra.
Vụ vải thiều năm nay, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (NC&PTV), đơn vị được giao nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS đã chọn bảy hộ dân tại xã Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang) để thu mua vải tươi. Quả vải được chọn để ứng dụng công nghệ CAS phải bảo đảm là vải theo tiêu chuẩn VietGAP, tức là sản phẩm bảo đảm sạch, quả vải chín đều, có mầu đỏ tươi, cùi dày, hạt nhỏ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đúng quy trình… Từ đầu vụ, Viện NC&PTV đã cử hai cán bộ thường xuyên theo dõi, kiểm tra kỹ đối với mỗi vườn vải. Vải thiều thu mua từ hộ nào sẽ được đựng riêng trong các khay có ghi rõ ngày thu hoạch, họ tên, địa chỉ chủ vườn. “Sản phẩm phải bảo đảm sạch, an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu, Mỹ, Nhật Bản thì cơ hội tiến vào các thị trường này sẽ rất lớn”, Viện trưởng Viện NC&PTV Lê Tất Khương khẳng định. Cũng theo Viện trưởng Khương, được sự đồng ý của chủ sở hữu CAS là Tập đoàn ABI (Nhật Bản), Bộ Khoa học và Công nghệ sẵn sàng chuyển giao công nghệ này cho tỉnh Bắc Giang, chậm nhất là đến năm 2015 có thể áp dụng ngay đối với một số nhà vườn đạt yêu cầu về quy trình sản xuất hàng hóa an toàn.
Kho lạnh bảo quản vải còn khá mới mẻ với người dân
Điều băn khoăn hiện nay trong việc ứng dụng công nghệ CAS đối với quả vải thiều là năng lực, trình độ khoa học – kỹ thuật của người nông dân, yêu cầu về quy trình sản xuất hầu như chưa đáp ứng được… Ngoài ra, vấn đề kinh tế, giá thành công nghệ, đơn vị triển khai công nghệ, thị trường ổn định và tạo thương hiệu cho sản phẩm cũng là điều nhiều người quan tâm. Như vậy, để ứng dụng công nghệ hiện đại này một cách rộng rãi, hiệu quả phải có sự góp sức của “bốn nhà”: khoa học – quản lý – doanh nghiệp – nông dân. Hy vọng rằng, việc ứng dụng công nghệ CAS trong bảo quản quả vải thiều nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung, sẽ là một bước tiến mang tính đột phá đối với ngành nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao của nước ta.
nguồn: baomoi.com